Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2011

EDIUS5+crack

Bài viết này nhằm giúp các bạn mới bắt đầu tìm hiểu phần mềm dựng Edius có cách nhìn tổng quan về phần mềm và có thể thực hiện các bước cơ bản việc dựng trên Edius.
Download

I. Giới thiệu về phần mềm dựng phim EDIUS
EDIUS 5 là phần mềm dựng phim chuyên nghiệp khá nổi tiếng của hãng Canopus thuộc tập đoàn Thomson Grass Valley Systems với nhiều tính năng mạnh và rất dễ sử dụng, giao diện đẹp, thân thiện. Là phần mềm đi kèm hệ thống dựng phim Canopus Edius NHX có khả năng đáp ứng cho việc sản xuất các chương trình video đa dạng. Hệ thống dựng Canopus Edius NHX được thiết kế tích hợp chặt chẽ giữa phần cứng và phần mềm dựng chuyên nghiệp cho phép dựng, làm kỹ xảo, tổng hợp chương trình tất cả trong thời gian thực cho cả HD và SD. Phần mềm dựng phim Edius 5 là phiên bản mới nhất tính tới thời điểm hiện nay, có thể cài đặt và chạy độc lập mà không cần phần cứng hỗ trợ kèm theo trên máy vi tính cá nhân. Rất thích hợp cho các bạn sinh viên và người dùng không chuyên. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn đọc một số kỹ năng cơ bản để có thể dựng được một đoạn video với phần mềm này.


II. Bắt đầu dự án với Edius
Sau khi cài đặt thành công phần mềm dựng phim Edius 5, duy nhất lần đầu tiên chạy chương trình sẽ xuất hiện hộp thoại xác định thư mục mặc định lưu trữ các dự án (project) của chúng ta.


http://i691.photobucket.com/albums/vv275/linas_photo/startup.jpg
Hình 1: Hộp thoại Folder Settings


Hãy chọn nút “Browse…” để chỉ tới thư mục lưu trữ dự án mặc định. Thông thường thư mục mặc định này nên để trong ổ cứng thứ 2 không chứa hệ điều hành (với những máy vi tính có hai ổ cứng riêng biệt), hoặc trong ổ D; E. Sau bước lựa chọn này tất cả các dự án mới chúng ta tạo ra sẽ được mặc định lưu tại đây.


1. Tạo một dự án – Creating Project
Bước 1: Tạo một dự án mới
Double-click vào biểu tượng trên nền màn hình hoặc tìm theo đường dẫn Start →All Programs → Canopus. Hộp thoại thiết lập các nội dung cho dự án mới sẽ được hiển thị. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu từng vùng của hộp thoại này.
http://dungphim.net/images/statusicon/wol_error.gifThis image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 752x586.http://i691.photobucket.com/albums/vv275/linas_photo/start.jpg
Hình 2: Hộp thoại chuẩn bị cho dự án sẽ thực hiện


Vùng (1): Profile – Thông tin người dùng:
Đây là vùng quản lý biểu tượng người dùng. Vùng này giúp chúng ta tạo mới (nút New Profile), thay đổi (nút Change) và xóa (nút Delete) một biểu tượng người dùng. Chúng ta có thể dùng bất cứ bức ảnh nào ở rất nhiều định dạng như JPG, GIF, PSD… để biến nó thành biểu tượng người dùng của chúng ta. Việc này làm cho phần mềm chở nên thân thiện hơn. Khi chọn nút “New Profile” hoặc “Change” sẽ xuất hiện hộp thoại “New Preset”, các lựa chọn trong hộp thoại này như sau: Thay đổi tên trong Box Name và chọn đường dẫn tới hình ảnh mà chúng ta muốn nó trở thành Biểu tượng ở Box “Icon Filename”. Chọn OK để hoàn thành việc thay đổi hoặc Cancel để bỏ công việc thay đổi này.


http://i691.photobucket.com/albums/vv275/linas_photo/NewPreset.jpg
Hình 3: Hộp thoại New Preset


Để xóa đi một biểu tượng người dùng hãy chọn biểu tượng người cần xóa và chọn nút Delete. Đôi khi chúng ta cần sao lưu hoặc khôi phục thông tin về các biểu tượng người dùng này. Hãy di chuột vào vùng biểu tượng nhấn chuột phải và lựa chọn “Import” hoặc “Export” để khôi phục hoặc xuất các thông tin về biểu tượng người dùng.


Vùng (2): Recent Project (Dự án thực hiện gần đây) 
Vùng này cho phép chúng ta mở nhanh một dự án thực hiện gần nhất, hoặc mở một dự án có sẵn trên máy bằng cách lựa chọn nút “Open Project”. Thông tin vắn tắt về các dự án này được hiển thị trong vùng (4).


Vùng (3): New Project (Dự án mới)
Vùng này hiển thị thông số các dự án đã thực hiện. Thông tin của các dự án đã được thực hiện này sẽ được hiển thị vắn tắt trong vùng (4). Để tạo mới một dự án hãy lựa chọn nút “New Preset: để gọi hộp thoại “Project Setting” cho phép thiết lập, cài đặt các thông số, đặc điểm cho dự án mới của chúng ta. Sau khi thiết lập các thông số ở các vùng (1); (3); (4); (5) chọn “OK” để kết thúc quá trình thiết lập hoặc chọn “Cancel” hủy bỏ việc thiết lập này. Việc lựa chọn các thông số trong bước này đòi hỏi chúng ta phải có một số kiến thức nhất định về các chuẩn và các định dạng video. Nếu chưa biết chúng ta có thể lựa chọn các thiết lập mặc định của chương trình. Các thiết lập này có thể thay đổi trong khi chúng ta đang thực hiện dự án ở các bước sau này.


http://dungphim.net/images/statusicon/wol_error.gifThis image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 729x493.http://i691.photobucket.com/albums/vv275/linas_photo/ProjectSettings.jpg
Hình 4: Hộp thoại Project Setting
(1) Output device - Lựa chọn thiết bị ra; (2) Description - Mô tả các lựa chọn; (3) Output format - Định dạng đầu ra của video và audio; (4) Setup (default) – Thiết lập các thông số mặc định. (5) Track (Default) – Lựa chọn số track (V track – hình; VA track – hình và tiếng; T track – Tiêu đề; A track – tiếng)


Vùng (4): Selected Project – Dự án được lựa chọn
Vùng này hiển thị vắn tắt các thông số, thuộc tính khi chúng ta lựa chọn các biểu tượng trong vùng (2) và vùng (3) ở hình 3.


Vùng (5): Bắt đầu hoặc kết thúc
Lựa chọn start hoặc close để bắt đầu hoặc dừng thực hiện dự án mới. Hãy đặt tên cho dự án mới của chúng ta bằng một cái tên gợi nhớ có ý nghĩa trong hộp thoại “Project name setting” sau khi nhấn nút “Start”.


http://i691.photobucket.com/albums/vv275/linas_photo/Projectnamesetting.jpg
Hình 5: Hộp thoại Project name setting
Bây giờ chúng ta đã thực sự bắt đầu công việc dựng phim với giao diện EDIUS 5 tinh tế và thân thiện ở chế độ một màn hình như sau.
http://dungphim.net/images/statusicon/wol_error.gifThis image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1023x621.http://i691.photobucket.com/albums/vv275/linas_photo/edius5-1.jpg
Hình 6: Giao diện Edius 5
(1) Thanh menu; (2) Chuyển đổi màn hình ở chế độ Recorder và Player; (3) Thanh công cụ Player hoặc Recorder; (4) Thanh công cụ đối tượng; (5) Thanh điều khiển tỉ lệ; (6) Track Panel; (7) Đường tỉ lệ thời gian; (8) Cửa sổ Bin; (9) Cửa sổ hiệu ứng (effect); (10) Cửa sổ Sequence Marker; (11) Thanh công cụ Bin
Bước 2: Lưu một dự án (Save Project)
Sau khi chúng ta kết thúc công việc dựng phim hoặc công việc đang dở dang hãy lưu dự án của chúng ta bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl + S hoặc biểu tượng hình đĩa mềm trên thanh công cụ của phần mềm.


2. Capture hoặc nhập video vào môi trường dựng (import video)
Việc dựng phim sẽ không thể thực hiện được nếu chúng ta không có các đoạn video và audio. Thông thường chúng ta dựng từ các nguồn video có được từ các máy quay hoặc các đoạn clip có sẵn trên máy hay tải về trên mạng...
Nếu máy quay sử dụng ổ cứng, ổ đĩa DVD hay thẻ nhớ hãy kết nối máy quay tới máy tính thông qua cổng IEE1394 hoặc USB hoặc qua các đầu đọc (tùy theo hỗ trợ từng loại máy quay) và copy các đoạn video vào máy máy vi tính. 
Bước 3: Chuyển video từ máy quay sử dụng băng từ vào máy tính
http://i691.photobucket.com/albums/vv275/linas_photo/HDVinput.jpg
Hình 7: Lựa chọn chế độ capture
Bước này sẽ hướng dẫn chúng ta chuyển hình ảnh quay từ các máy quay sử dụng băng từ mà không cần có đầu đọc chuyên dụng. Tuy nhiên với những máy quay dùng chuẩn kết nối tốc độ cao IEEE1394 yêu cầu máy tính của chúng ta cũng phải có hỗ trợ cổng IEEE1394. Các máy tính để bàn hiện nay hầu hết đều được tích hợp cổng này. Kết nối máy quay trực tiếp với máy vi tính qua cổng IEEE1394 bằng cáp DV, chuyển máy quay sang chế độ “Play” hoặc “Play/Edit”. Trong khi máy quay đang phát lại băng chúng ta sẽ capture đoạn video quay được bằng cách chọn “Capture” trên thanh menu sau đó chọn “Generic HDV – Input”. Chúng ta sẽ phải chọn các thông số trong hộp thoại “Input Setting” ở bước tiếp theo


Tags:

EDIUS5+crack

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét