Tên sách:Bố Già
Tác giả:Mario Puzo
Năm xuất bản:1999
“Đằng sau mọi tài sản lớn đều là tội ác”. Câu nói của O.Balzac được tác giả Mario Puzo đưa vào giới thiệu đầu tác phẩm. Kinh điển mà lại không hề "cổ điển", bao nhiêu năm, kể từ lần đầu tiên đọc "Bố già", mỗi lần đọc lại, người đọc vẫn cảm thấy cốt truyện như đang ở thì hiện tại. Từ bối cảnh cho đến tư duy của truyện. Yêu thích "Bố già", bởi vì nếu như ai yêu những tác phẩm của Kim Dung về giới giang hồ phương Đông, thì sẽ yêu quý một Bố già mang đầy hơi hướm của giới giang hồ phương Tây.
Thế giới ngầm, cái thế giới tưởng chừng như là một mớ hỗn độn không quy củ, nhưng thực tế lại là nơi có tôn ty trật tự hơn cả luật pháp, người ta giao kết với nhau không bằng giấy tờ, mà bằng những quy luật nhân quả, ân đền oán trả, thấy sòng phẳng đấy, tàn nhẫn đấy nhưng thực chất đều được xây dựng từ nền tảng xuất phát từ những đạo lý rất ư là quen thuộc.
Gọi là kiếm hiệp phương Tây, bởi Bố già đã được lãng mạn hóa, hình tượng khét tiếng của những tay trùm Mafia được xây dựng dựa trên hình ảnh chàng thanh niên, cũng yêu thương, thù hận, rồi những yêu thương thù hận lớn dần theo năm tháng, đưa đẩy họ như một số phận sắp đặt trước… trở thành những ông trùm lạnh lùng và tàn nhẫn. Nếu như Trung Nguyên có Võ lâm ngũ bá, thì phương Tây cũng có “Ngũ đại gia tộc”. Trong “Bố già”, thế giới ngầm ở New York được cai trị dưới 5 gia đình lớn, trong đó có gia đình Corleone.
Gọi là hấp dẫn, bởi Bố già có những tình tiết gay cấn đến nghẹt thở, những giằng xé tâm lý kịch liệt. Một ông trùm Corleone bị ám hại tan xương nát thịt, tưởng như gần đất xa trời, đã phải đứng dậy ngay trong cơn nguy kịch, dàn xếp thế trận, chuyển bại thành thắng, làm kẻ thù khiếp vía bởi sức mạnh sinh tồn của mình. Một cậu ấm Micheal Corleone bị buộc phải “giết người” mà không có sự lựa chọn nào khác, buộc phải chứng kiến những người yêu thương nhất của mình, bị hãm hại ngay trước mắt mình, buộc phải bước chân vào “giới giang hồ” để bảo vệ những gì còn lại của gia đình mình.
Gọi là đời, bởi tác giả là nam giới mà lại diễn tả tâm lý phụ nữ như là thấu hiểu họ lắm. Tuy thế, các nhân vật nữ trong "Bố già" cũng mang một khí chất khác, “nữ nhi hào kiệt”, là người mẹ đau đớn tột cùng khi cảm nhận cái chết tàn khốc của đứa con trai mình, vẫn cắn răng chịu đựng để giữ được vị thế gia đình trước kẻ thù. Là một Kate, xinh đẹp, trí thức, đau đớn và dằn vặt khi nhìn thấy người đàn ông của mình từng ngày từng giờ, bước từng bước một vào cái thế giới đen ngầm dữ dội, thậm chí nghiễm nhiên ngồi đĩnh đạc vào cái ghế tối thượng trong vương quốc ấy.
Gọi là kinh điển, bởi vì khi chúng ta đọc Bố già lần đầu vào năm 1992, chúng ta thấy bối cảnh chung quanh chúng ta là thập niên 90. Mỗi năm đọc lại, chúng ta lại thấy như cốt truyện đang nói về những năm mình đang sống. Mới đây, Tết Kỷ Sửu 2009, khi đọc lại tác phẩm này tôi vẫn thấy tinh nguyên cảm xúc, thậm chí tôi còn phát hiện ra nhiều điểm tâm đắc mà những lần đọc trước tôi chưa cảm được. Bởi thời nào cũng vậy, đằng sau một nhân vật lớn luôn là một nhân vật lớn hơn, đằng sau một mảng tối, còn có một mảng tối khác, đằng sau một tội ác, rốt cuộc vẫn là con người. Tôi luôn thích những tác phẩm mà con người luôn ở vị trí trung tâm, những tác phẩm mà người viết chia sẻ những trải nghiệm sống đau đớn, vui buồn và giằng xé của họ. Bố già cũng chính là một tác phẩm đầy kinh nghiệm sống như thế.
Tags:Bố Già
Tác giả:Mario Puzo
Năm xuất bản:1999
“Đằng sau mọi tài sản lớn đều là tội ác”. Câu nói của O.Balzac được tác giả Mario Puzo đưa vào giới thiệu đầu tác phẩm. Kinh điển mà lại không hề "cổ điển", bao nhiêu năm, kể từ lần đầu tiên đọc "Bố già", mỗi lần đọc lại, người đọc vẫn cảm thấy cốt truyện như đang ở thì hiện tại. Từ bối cảnh cho đến tư duy của truyện. Yêu thích "Bố già", bởi vì nếu như ai yêu những tác phẩm của Kim Dung về giới giang hồ phương Đông, thì sẽ yêu quý một Bố già mang đầy hơi hướm của giới giang hồ phương Tây.
Thế giới ngầm, cái thế giới tưởng chừng như là một mớ hỗn độn không quy củ, nhưng thực tế lại là nơi có tôn ty trật tự hơn cả luật pháp, người ta giao kết với nhau không bằng giấy tờ, mà bằng những quy luật nhân quả, ân đền oán trả, thấy sòng phẳng đấy, tàn nhẫn đấy nhưng thực chất đều được xây dựng từ nền tảng xuất phát từ những đạo lý rất ư là quen thuộc.
Gọi là kiếm hiệp phương Tây, bởi Bố già đã được lãng mạn hóa, hình tượng khét tiếng của những tay trùm Mafia được xây dựng dựa trên hình ảnh chàng thanh niên, cũng yêu thương, thù hận, rồi những yêu thương thù hận lớn dần theo năm tháng, đưa đẩy họ như một số phận sắp đặt trước… trở thành những ông trùm lạnh lùng và tàn nhẫn. Nếu như Trung Nguyên có Võ lâm ngũ bá, thì phương Tây cũng có “Ngũ đại gia tộc”. Trong “Bố già”, thế giới ngầm ở New York được cai trị dưới 5 gia đình lớn, trong đó có gia đình Corleone.
Gọi là hấp dẫn, bởi Bố già có những tình tiết gay cấn đến nghẹt thở, những giằng xé tâm lý kịch liệt. Một ông trùm Corleone bị ám hại tan xương nát thịt, tưởng như gần đất xa trời, đã phải đứng dậy ngay trong cơn nguy kịch, dàn xếp thế trận, chuyển bại thành thắng, làm kẻ thù khiếp vía bởi sức mạnh sinh tồn của mình. Một cậu ấm Micheal Corleone bị buộc phải “giết người” mà không có sự lựa chọn nào khác, buộc phải chứng kiến những người yêu thương nhất của mình, bị hãm hại ngay trước mắt mình, buộc phải bước chân vào “giới giang hồ” để bảo vệ những gì còn lại của gia đình mình.
Gọi là đời, bởi tác giả là nam giới mà lại diễn tả tâm lý phụ nữ như là thấu hiểu họ lắm. Tuy thế, các nhân vật nữ trong "Bố già" cũng mang một khí chất khác, “nữ nhi hào kiệt”, là người mẹ đau đớn tột cùng khi cảm nhận cái chết tàn khốc của đứa con trai mình, vẫn cắn răng chịu đựng để giữ được vị thế gia đình trước kẻ thù. Là một Kate, xinh đẹp, trí thức, đau đớn và dằn vặt khi nhìn thấy người đàn ông của mình từng ngày từng giờ, bước từng bước một vào cái thế giới đen ngầm dữ dội, thậm chí nghiễm nhiên ngồi đĩnh đạc vào cái ghế tối thượng trong vương quốc ấy.
Gọi là kinh điển, bởi vì khi chúng ta đọc Bố già lần đầu vào năm 1992, chúng ta thấy bối cảnh chung quanh chúng ta là thập niên 90. Mỗi năm đọc lại, chúng ta lại thấy như cốt truyện đang nói về những năm mình đang sống. Mới đây, Tết Kỷ Sửu 2009, khi đọc lại tác phẩm này tôi vẫn thấy tinh nguyên cảm xúc, thậm chí tôi còn phát hiện ra nhiều điểm tâm đắc mà những lần đọc trước tôi chưa cảm được. Bởi thời nào cũng vậy, đằng sau một nhân vật lớn luôn là một nhân vật lớn hơn, đằng sau một mảng tối, còn có một mảng tối khác, đằng sau một tội ác, rốt cuộc vẫn là con người. Tôi luôn thích những tác phẩm mà con người luôn ở vị trí trung tâm, những tác phẩm mà người viết chia sẻ những trải nghiệm sống đau đớn, vui buồn và giằng xé của họ. Bố già cũng chính là một tác phẩm đầy kinh nghiệm sống như thế.
Tags:Bố Già
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét