Thứ Hai, 12 tháng 9, 2011

“Điểm danh” các đại gia sở hữu du thuyền tại Việt Nam


Du thuyền là thú chơi xa xỉ đầy hấp dẫn và tạo nên thương hiệu của đại gia. Ở Việt Nam, thú chơi này chưa được phổ biến nhưng có rất nhiều hứa hẹn. Hãy cùng chúng tôi “điểm danh” các đại gia sở hữu du thuyền tại Việt Nam.
 
Hồ Tôn Đức, Giám đốc Saigon Marina

Chiếc du thuyền được nhiều người biết đến nhất Việt Nam hiện nay có thể kể đến Sunseeker. Sunseeker phổ biến rộng rãi không hẳn do thương hiệu nổi tiếng mà do gắn liền tên tuổi với diễn viên điện ảnh Diễm My. 
Đại gia Việt Nam với thú sở hữu du thuyền
Người đẹp Diễm My bên chiếc du thuyền 2 triệu USD. (Ảnh: Ngôi sao)
Ông Hồ Tôn Đức, chồng Diễm My đã mua du thuyền giá 2 triệu USD, vừa phục vụ kinh doanh du lịch vừa là phương tiện để gia đình đi lại. 
Đại gia Việt Nam với thú sở hữu du thuyền
 
Tuy nhiên, ngay sau khi những bức ảnh Diễm My bên chiếc du thuyền sang trọng xuất hiện trên mạng, đã có nhiều ý kiến cho rằng Diễm My “nhận vơ”. Thực chất, chiếc du thuyền là sở hữu của một chuyên gia nước ngoài. 

Phản pháo ý kiến trên, ông Hồ Tôn Đức khẳng định chiếc du thuyền là tài sản của Công ty TNHH Sài Gòn Du Thuyền (Saigon Marina). Saigon Marina của ông được thành lập từ 2 năm nay và là đại lý chính thức của hãng du thuyền nổi tiếng Sunseeker tại Việt Nam, chuyên mua bán, cung cấp và tổ chức các loại hình dịch vụ, du lịch liên quan đến du thuyền. 

Nguyễn Minh Tuấn, TGĐ Công ty CP Kềm Nghĩa

Cách đây mấy năm, Tổng giám đốc Công ty CP Kềm Nghĩa Nguyễn Minh Tuấn gây xôn xao dư luận khi đặt mua từ Mỹ 3 du thuyền, trong đó một chiếc mua giúp người bạn làm trong ngành ngân hàng.
Đại gia Việt Nam với thú sở hữu du thuyền
Du thuyền của Tổng giám đốc Công ty CP Kềm Nghĩa Nguyễn Minh Tuấn. (Ảnh: Nhịp cầu Đầu tư)
Cả ba chiếc đều có thiết kế theo chuẩn chung của nhà sản xuất và được sơn màu trắng. Tuy nhiên ông Tuấn đã thể hiện phong cách của mình khi đặt chỉnh sửa một chút nội thất bên trong.  

Khác với các đại gia khác, “đẩy” quyền sở hữu du thuyền sang công ty để tránh thuế tiêu thụ đặc biệt, ông Tuấn đứng tên sở hữu với lý do, du thuyền mua về nhằm phục vụ nhu cầu đi lại cá nhân và phải đóng các loại thuế nhập khẩu, VAT, tiêu thụ đặc biệt. 

Theo quy định hiện hành, cá nhân mua du thuyền hoặc máy bay riêng phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 30%,  ngoài thuế nhập khẩu (10%) và VAT (10%). 
Đại gia Việt Nam với thú sở hữu du thuyền
Tổng giám đốc Công ty CP Kềm Nghĩa Nguyễn Minh Tuấn. (Ảnh: Nhịp cầu Đầu tư)
Trước đây ông Tuấn đã mua vài chiếc du thuyền nhưng giá trị thấp, “chỉ”  vài chục đến hơn 100 triệu đồng. Hai chiếc mà ông sở hữu có giá sau thuế khoảng 300.000 USD. Chiếc thứ nhất dài 12m chỉ có một phòng, nhưng boong rộng hơn. Chiếc còn lại dài hơn 10m. Và chiếc du thuyền ông mua cho bạn có giá cao nhất là gần nửa triệu USD với chiều dài 12,5m, có hai phòng rộng và khu vui chơi trên boong.

Tăng Thành Trung, Giám đốc Việt Nam Yacht

Xuất hiện bất ngờ trong cuộc thi Hoa Hậu Hoàn Vũ tổ chức tại Nha Trang tháng 12/2008, chiếc du thuyền Diamond Island - hiệu Princess 58 của Anh Quốc đã tới Nha Trang mang lại nhiều điều thú vị cho du khách.
Đại gia Việt Nam với thú sở hữu du thuyền
 
Người mua chiếc du thuyền này là ông Tăng Thành Trung, Giám đốc Việt Nam Yacht. Chiếc du thuyền này có máy lọc nước ngọt từ nước biển, cùng nhiều phòng ngủ, nghỉ sang trọng và hệ thống trang thiết bị kỹ thuật cao cấp có thể chịu được bão. 

Ngoại trừ chiếc Diamond Island được nhập mới 100%, những chiếc còn lại của Việt Nam Yacht đều đã qua sử dụng và được nhập về chủ yếu phục vụ cho mục đích nội bộ của doanh nghiệp, trong đó có quảng bá thương hiệu.

Bùi Nguyễn Thế Vinh, Giám đốc Công ty TNHH Hải Âu Nha Trang

Một trong những chủ sở hữu du thuyền gây chú ý khác là ông Bùi Nguyễn Thế Vinh, Giám đốc Công ty TNHH Hải Âu Nha Trang với chiếc du thuyền King Yatch. Đây là chiếc du thuyền có vỏ làm bằng composite lớn nhất Việt Nam, do viện Nghiên cứu chế tạo tàu thuỷ thiết kế và đóng. 
Đại gia Việt Nam với thú sở hữu du thuyền
 
Con tàu có chiều dài 27,5m, rộng 7,4m, cao 5m; vận tốc đạt 12 hải lý/giờ, sức đẩy máy chính 430 HP (máy của hãng Cumin - Hoa kỳ) theo tiêu chuẩn tàu biển hạn chế 3. 

Thiết kế được phê duyệt theo quy phạm của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Tàu có 2 tầng gồm tầng trên là khách sạn với 4 phòng ngủ; 1 phòng massage xông hơi và cabin; tầng dưới là nhà hàng với sức chứa 120 khách. Tổng giá trị con tàu lên đến 10 tỷ đồng (cả nội thất), trong đó chi phí đóng toàn bộ con tàu khoảng 7 tỷ đồng.

King Yatch được thiết kế theo tiêu chuẩn 4 sao với hệ thống nhà hàng, bar, phòng massage, phòng tắm nắng, phòng ngủ đầy đủ trang thiết bị cao cấp. Ngoài ra còn có 1 phòng tắm hơi, 2 phòng massage và một khu vực tắm nắng riêng biệt. 

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Công Ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật Hàng hải Việt Nam, hiện ở Việt Nam, vẫn còn một số đại gia sở hữu du thuyền nhưng không muốn công bố danh tính.

Bên cạnh đó còn có khá nhiều lời đồn về du thuyền và những đại gia sở hữu phương tiện vận chuyển xa xỉ này. Năm 2007, Giám đốc điều hành của Sunseeker Robert Braithwaite tuyên bố đã bán hai chiếc du thuyền sang trọng thuộc dòng Manhattan cho Việt Nam. Một trong hai chiếc Sunseeker được cho là thuộc về gia đình Diễm My, chiếc còn lại được đoán là thuộc về một đại gia của Đà Nẵng.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét