Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

Chenonceau: Lâu đài trên sông của các quý bà


Chenonceau: Lâu đài trên sông của các quý bà

Nước Pháp có rất nhiều lâu đài. Chúng được xây dựng bởi các ông vua, các nhà quý tộc, những người giàu có.

Do sự bền vững của vật liệu, kiến trúc cùng với điều kiện thuận lợi của khí hậu và công tác bảo quản nên rất nhiều trong số chúng vẫn còn nguyên vẹn đến ngày nay. Các lâu đài rất đa dạng về quy mô, kiểu dáng nhưng lâu đài Chenonceau, còn được gọi là lâu đài của các quý bà (Chateau de Dames) có một nét độc đáo riêng, vì toàn bộ công trình chính nằm nằm vắt vẻo qua sông Cher và những người có công chính để xây dựng nó lại là các phụ nữ.
Chúng tôi bắt đầu tổ chức chuyến đi đến lâu đài này, tọa lạc trong thung lũng sông Loire, cách Paris vài trăm cây số từ một quảng cáo các chuyến TGV (tàu cao tốc) giá rẻ, mỗi chiều 25 Euro. Sau khi quyết định đi và bắt đầu đặt vé mới thất vọng tràn trề vì toàn bộ vé rẻ đã được bán hết từ trước. Rút cuộc, sau một hồi sục sạo, bất ngờ tìm thấy vé TGV, khoang hạng nhất với giá 23,5 Euro một chiều, với điều kiện là phải mua từng bộ 4 vé, quả là không tệ chút nào. Những chiếc ghế lớn của khoang này thật là thoải mái cho chuyến đi hơn 200km chỉ vỏn vẹn 1 tiếng đồng hồ.
Chúng tôi bắt đầu tổ chức chuyến đi đến lâu đài này, tọa lạc trong thung lũng sông Loire, cách Paris vài trăm cây số, từ một quảng cáo các chuyến TGV (tàu cao tốc) giá rẻ, mỗi chiều 25 euro. Sau khi quyết định đi và bắt đầu đặt vé mới thất vọng tràn trề vì toàn bộ vé rẻ đã được bán hết từ trước. Rốt cuộc, sau một hồi sục sạo, bất ngờ tìm thấy vé TGV, khoang hạng nhất với giá 23,5 euro một chiều, với điều kiện là phải mua từng bộ 4 vé, quả là không tệ chút nào. Những chiếc ghế lớn của khoang này thật là thoải mái cho chuyến đi hơn 200km chỉ vỏn vẹn một tiếng đồng hồ.
Nhưng vì lâu đài Chenonceau không nằm ngay cạnh ga TGV nên chúng tôi phải tiếp tục bằng một chuyến tàu địa phương với hành trình mất 30 phút. Đang bực mình vì chỉ mất chừng đó thời gian di chuyển mà phải chờ 2 tiếng đồng hồ mới có tàu thì người bạn cùng đi méo xệch báo tin đã bỏ quên ví trên tàu TGV. Tuy trong ví chỉ có rất tiền nhưng điều nghiêm trọng là rất nhiều giấy tờ quan trọng đều nằm trong đó. Nghĩ đến cảnh phải hì hụi đi làm lại chúng mà ớn người. Cả nhóm kéo nhau đến văn phòng tiếp đón của nhà ga. Nhân viên trong văn phòng, sau một hồi liên lạc, báo tin là đã tìm thấy ví trên tàu và chúng tôi chỉ cần chờ 1h30' sau, khi có tàu chạy ngược trở về, để được trả lại. Mọi người lại tươi như hoa vì khoảng thời gian đó cũng khớp với thời điểm khởi hành tiếp. Chuyến tàu này, tuy là tàu địa phương nhưng cũng rất đẹp đẽ, sạch sẽ và thoải mái. Bến đỗ mà chúng tôi xuống, thực ra chỉ là một cái mốc, như điểm dừng của xe buýt vậy, nằm ngay trước mặt của lâu đài. Ấn tượng đầu tiên là một con đường thẳng tắp, với hai hàng phong cao vút chừng vài chục mét. Nắng cuối xuân lấp lánh trên những chiếc lá non màu ngọc bích.
Nhưng vì lâu đài Chenonceau không nằm ngay cạnh ga TGV nên chúng tôi phải tiếp tục bằng một chuyến tàu địa phương với hành trình mất 30 phút. Đang bực mình vì chỉ mất chừng đó thời gian di chuyển mà phải chờ 2 tiếng đồng hồ mới có tàu thì người bạn cùng đi méo xệch báo tin đã bỏ quên ví trên tàu TGV. Tuy trong ví chỉ có ít tiền nhưng điều nghiêm trọng là rất nhiều giấy tờ quan trọng đều nằm trong đó. Nghĩ đến cảnh phải hì hụi đi làm lại chúng mà ớn người. Cả nhóm kéo nhau đến văn phòng tiếp đón của nhà ga.
Nhân viên trong văn phòng, sau một hồi liên lạc, báo tin là đã tìm thấy ví trên tàu và chúng tôi chỉ cần chờ 1h30 sau, khi có tàu chạy ngược trở về, để được trả lại. Mọi người lại tươi như hoa vì khoảng thời gian đó cũng khớp với thời điểm khởi hành tiếp. Chuyến tàu này, tuy là tàu địa phương nhưng cũng rất đẹp đẽ, sạch sẽ và thoải mái. Bến đỗ mà chúng tôi xuống, thực ra chỉ là một cái mốc, như điểm dừng của xe buýt vậy, nằm ngay trước mặt của lâu đài. Ấn tượng đầu tiên là một con đường thẳng tắp, với hai hàng phong cao vút chừng vài chục mét. Nắng cuối xuân lấp lánh trên những chiếc lá non màu ngọc bích.
ượt qua con đường rợp bóng cây, bóng dáng tòa lâu đài chính hiện lên, sau lối đi trống trải với hai bức tượng nhân sư làm cổng vào. Phía bên phải là một tòa tháp nhỏ, với mái nhọn hình tròn. Ở trung tâm là tòa nhà lớn, vách bằng đá trắng, mái lợp đá đen, một kiểu thường ở kiến trúc cổ của nước Pháp. Tuy mới đầu mùa du lịch nhưng lượng du khách đến đây đã khá lớn. Chờ mãi tôi mới chụp được bức ảnh có... ít người chắn phía trước.
Vượt qua con đường rợp bóng cây, bóng dáng tòa lâu đài chính hiện lên, sau lối đi trống trải với hai bức tượng nhân sư làm cổng vào. Phía bên phải là một tòa tháp nhỏ, với mái nhọn hình tròn. Ở trung tâm là tòa nhà lớn, vách bằng đá trắng, mái lợp đá đen, một kiểu thường ở kiến trúc cổ của nước Pháp. Tuy mới đầu mùa du lịch nhưng lượng du khách đến đây đã khá lớn. Chờ mãi tôi mới chụp được bức ảnh có... ít người chắn phía trước.
Đến gần tòa tháp nhỏ thì xuất hiện rất nhiều những bóng chim én với tiếp kêu vang lừng. Nhìn kỹ trên vách tòa tháp thì thấy sat sát tổ của chúng. Những chú chim thoát chui vào trong tổ rồi thoát chui ra, nghiêng cánh chao liệng trên bầu trời đầy nắng.
Đến gần tòa tháp nhỏ thì xuất hiện rất nhiều những bóng chim én với tiếng kêu vang lừng. Nhìn kỹ trên vách tòa tháp thì thấy san sát tổ của chúng. Những chú chim thoát chui vào trong tổ rồi thoát chui ra, nghiêng cánh chao liệng trên bầu trời đầy nắng.
Tiếp tục về phía trước là một cái sân rộng rãi, thoáng đãng với một vật nổi bật duy nhất ở giữa: một chiếc giếng cổ. Giếng đã cạn, không còn nước mà đầy những đồng xu lấp lánh. Người Pháp có tục ném xu xuống dưới để cầu xin cho điều ước của mình.
Tiếp tục về phía trước là một cái sân rộng rãi, thoáng đãng với một vật nổi bật duy nhất ở giữa: một chiếc giếng cổ. Giếng đã cạn, không còn nước mà đầy những đồng xu lấp lánh. Người Pháp có tục ném xu xuống dưới để cầu xin cho điều ước của mình.
Là một tòa lâu đài cá nhân nên chiếm một phần lớn các phòng trong tòa nhà chính là các phòng ngủ. Đa phần, chúng có tông màu đỏ ấm cúng, với đồ vật quan trọng nhất là chiếc lò sưởi lớn ở giữa phòng và một chiếc giường rất đẹp. Tôi vô cùng ngạc nhiên vì các chiếc giường đều khá ngắn. Thoạt đầu người bạn tôi còn cho rằng chúng dành cho trẻ con. Nhưng sau khi ngẫm lại với tầm vóc khiêm tốn của người Pháp trước đây thì điều này chẳng còn gì là lạ nữa.
Là một tòa lâu đài cá nhân nên chiếm một phần lớn các phòng trong tòa nhà chính là các phòng ngủ. Đa phần, chúng có tông màu đỏ ấm cúng, với đồ vật quan trọng nhất là chiếc lò sưởi lớn ở giữa phòng và một chiếc giường rất đẹp. Tôi vô cùng ngạc nhiên vì các chiếc giường đều khá ngắn. Thoạt đầu người bạn tôi còn cho rằng chúng dành cho trẻ con. Nhưng sau khi ngẫm lại với tầm vóc khiêm tốn của người Pháp trước đây thì điều này chẳng còn gì là lạ nữa.
Trong các phòng cũng treo khá nhiều các tác phẩm hội họa rất đẹp. Đa số chúng là chân dung của các vị chủ lâu đài. Vua Lui XIV cũng đã tặng cho lâu đài một bức ảnh tuyệt vời của mình, lồng trong một chiếc khung mạ vàng, chạm trổ tuyệt mỹ, sau một chuyến đi thăm của ông đến nơi này.
Trong các phòng cũng treo khá nhiều các tác phẩm hội họa rất đẹp. Đa số chúng là chân dung của các vị chủ lâu đài. Vua Luis XIV cũng đã tặng cho lâu đài một bức ảnh tuyệt vời của mình, lồng trong một chiếc khung mạ vàng, chạm trổ tuyệt mỹ, sau một chuyến đi thăm của ông đến nơi này.
Từ các khung cửa sổ của lâu đài, ta có thể ngắm nhìn dòng sông Cher hiền hòa ở ngay dưới tầm mắt của mình. Quả là một cảm giác thú vị không mấy khi có được.
Từ các khung cửa sổ của lâu đài, ta có thể ngắm nhìn dòng sông Cher hiền hòa ở ngay dưới tầm mắt của mình. Quả là một cảm giác thú vị không mấy khi có được.
Ban công của nó cũng mở ra khung nhìn về phía sân trước, với vườn hoa mênh mông bên phải, được bao bao bọc bởi dòng nước dẫn từ sông chính vào. Rất nhiều người thích chụp ảnh từ khoảng không gian này.
Ban công mở ra khung nhìn về phía sân trước, với vườn hoa mênh mông bên phải, được bao bao bọc bởi dòng nước dẫn từ sông chính vào. Rất nhiều người thích chụp ảnh từ khoảng không gian này.
Ra khỏi lâu đài, chúng tôi đi dọc theo bờ sông, về phía thượng lưu của sông Cher. Từ phía này có thể nhìn rõ hình ảnh tòa nhà chính soi bóng trên sông.
Ra khỏi lâu đài, chúng tôi đi dọc theo bờ sông, về phía thượng lưu của sông Cher. Từ phía này có thể nhìn rõ hình ảnh tòa nhà chính soi bóng trên sông.
Đang là mùa nước cạn nên mực nước sông rất thấp. Tò mò dõi mắt một hồi, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều cá ở bên dưới. Có những con lớn khoảng vài cân, đang thong thả bơi lội trong dòng nước trong vắt. Tuy là vào buổi trưa, mặt sông loáng ánh nắng, nhưng với sự trợ giúp của cái ống kính télé và cái kính lọc phân cực, tôi dễ dàng thu được hình ảnh của những chú cá xinh đẹp này.
Đang là mùa nước cạn nên mực nước sông rất thấp. Tò mò dõi mắt một hồi, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều cá ở bên dưới. Có những con lớn khoảng vài cân, đang thong thả bơi lội trong dòng nước trong vắt. Tuy là vào buổi trưa, mặt sông loáng ánh nắng, nhưng với sự trợ giúp của cái ống kính télé và cái kính lọc phân cực, tôi dễ dàng thu được hình ảnh của những chú cá xinh đẹp này.
Rời bờ sông, chúng tôi quay ngược lại hướng trung tâm của của lâu đài bằng cách đi xuyên qua một vườn hoa lớn. Tuy không có nhiều loại hoa rực rỡ nhưng nó lại rất bắt mắt với những thảm cỏ và cây cối được tạo hình đan xen với các lối đi, như trong một chiếc bàn cờ.
Rời bờ sông, chúng tôi quay ngược lại hướng trung tâm của của lâu đài bằng cách đi xuyên qua một vườn hoa lớn. Tuy không có nhiều loại hoa rực rỡ nhưng nó lại rất bắt mắt với những thảm cỏ và cây cối được tạo hình đan xen với các lối đi, như trong một chiếc bàn cờ.
Đối diện với vườn hoa theo trục giữa của lâu đài là các công trình kiến trúc phụ. Cạnh chúng là những cây tùng cổ thụ, có lẽ có từ thời mới lập lâu đài, vẫn vững vàng thách thức thời gian. Nằm xoài dưới gốc cây, nghĩ miên man về số phận của con người. Không biết liệu Nguyễn Công Trứ, nếu có được một công trình để đời như thế này, có còn cay đắng mà thốt lên:
Đối diện với vườn hoa theo trục giữa của lâu đài là các công trình kiến trúc phụ. Cạnh chúng là những cây tùng cổ thụ, có lẽ có từ thời mới lập lâu đài, vẫn vững vàng thách thức thời gian. Nằm xoài dưới gốc cây, nghĩ miên man về số phận của con người. Không biết liệu Nguyễn Công Trứ, nếu có được một công trình để đời như thế này, có còn cay đắng mà thốt lên:
“Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo".
Hà Hải
Gửi ảnh hoặc bài viết về cuộc sống ở nước ngoài tại đây. (Vui lòng viết tiếng Việt có dấu)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét