Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

Cung điện cuối cùng của vị Nga Hoàng cuối cùng Nicolai II


Cung điện cuối cùng của vị Nga Hoàng cuối cùng Nicolai II

Đề tài: Các sự kiện văn hóa (63 bài )
 
19.03.2011, 14:02
Cung điện cuối cùng của vị Nga Hoàng cuối cùng Nicolai II
Photo: RIA Novosti
In bàiGửi mail cho bạnBổ sung vào blog
Nơi cư ngụ cuối cùng của vị Nga Hoàng cuối cùng Nicholas II ở Hoàng Thôn (Tsarskoe Selo - ngoại ô Saint-Petersburg) – sẽ trở thành viện bảo tàng. Chính quyền St. Petersburg đã phê duyệt kế hoạch phục chế cung điện Alexander, nơi vị Hoàng đế cuối cùng của nước Nga từng sống.
Khoảng 700-800 du khách có thể đồng thời tham quan khu bảo tàng được tổ chức tại cung điện Alexander. Chính từ nơi này, năm 1918, gia đình của Nga Hoàng Nicholas II đã bị những người Bolshevik đưa đi đày và bắn chết tại thành phố Yekaterinburg (vùng Ural). Trong cuộc phỏng vấn của Đài Tiếng nói nước Nga, giám đốc Bảo tàng "Tsarskoe Selo" Olga Taratynova kể như sau:
“ Lịch sử bi thảm và tuyệt đẹp này thu hút sự quan tâm của nhân dân Nga. Họ muốn biết Hoàng gia Romanov đã từng sống như thế nào. Sự đau khổ và tuyệt vọng của gia đình vị hoàng đế Nga cuối cùng vẫn còn phảng phất đâu đây, trong cung điện Alexander này. Ở tòa nhà phía Đông là phòng riêng của họ. Hoàng hậu Alexandra đã trang hoàng các căn phòng đó theo gu thẩm mỹ của bà. Tôi có cảm tưởng rằng tại đây họ đã từng sống rất đầm ấm.”
Sinh thời, các thành viên của gia đình hoàng gia rất yêu mến cung điện Alexander. Được xây dựng vào cuối thế kỷ XVIII theo lệnh của Nữ hoàng Catherine II cho người cháu yêu quý của bà - trong tương lai sẽ là hoàng đế Alexander I, cung điện Alexander là một tòa nhà hai tầng dài với hai chái ở hai bên. Ở trung tâm mặt tiền chính là hai hàng cột tráng lệ theo phong cách Corinthian. Kiến ​​trúc sư người Ý Giacomo Quarenghi không chỉ hoàn thành thiết kế của tòa nhà, mà còn trang trí toàn bộ nội thất. Tòa nhà được bảo tồn khá tốt, mặc dù trong Thế chiến thứ hai cung điện nằm trong khu vực chiếm đóng của Hitler. Nếu Cung điện Catherine xa hoa ở Tsarskoe Selo - một kiệt tác baroque của Rastrelli đã bị bọn phát xít Đức hủy hoại, thì cung điện Alexander không bị tàn phá, vì chúng bố trí đại bản doanh tại đây. Sau chiến tranh, các cung điện được bàn giao cho hải quân Liên Xô sử dụng.
Nói chung, hiện nay nhiều hiện vật qúy của gia đình hoàng gia còn lưu giữ được - những bức tranh, đồ gỗ, biểu tượng, đồ sứ và thảm - những đồ vật đã bao quanh gia đình hoàng đế Romanov sau sự sụp đổ của chế độ quân chủ, trong những ngày chờ đợi ​​số phận của họ được định đoạt. Chẳng hạn, bức goleben (tranh thảm) Marie Antoinette sẽ được trả lại cho bộ sưu tập của cung điện Aleksandr. Số phận bi thảm của hoàng hậu của nước Pháp trùng hợp với số phận của Hoàng hậu Nga sau này: trong cuộc Cách mạng Pháp, Marie Antoinette bị chặt đầu. Nhân viên bảo tồn cung điện Alexander, bà  Helena Artemieva cho biết:
“Goleben "Marie Antoinette" là quà của Tổng thống Pháp Emile Loubet tặng hoàng hậu Nga. Trên thực tế, cuối XIX, đầu thế kỷ XX là giai đoạn liên minh Nga Pháp, Nga Hoàng Nicholas II và vợ ông đã nhiều lần đến Paris. Có lần, ở Versailles, Hoàng hậu Nga thấy bức chân dung của Marie-Antoinette của Jules Vebrena. Xưởng sản xuất tranh thảm nhận đơn đặt hàng làm một bản sao mới, và năm 1902 Emile Loubet đã mang tấm tranh thảm đến Nga tặng Hoàng hậu Aleksandra. Bà đã không coi bức tranh này như là một điềm dở đáng kiêng kị, không gấp và nhét vào một góc nào đó, mà treo trong đại sảnh.”
Theo kế hoạch, cung điện Alexander sẽ được tái thiết trong ba năm. Bên ngoài tòa nhà tất nhiên sẽ không thay đổi. Tất cả các thiết bị kỹ thuật của bảo tàng sẽ được ẩn giấu ở tầng hầm và gác xép.
                                                        


PLEASE RATE:
TOTAL VOTES: 1

Cùng chủ đề

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét